Các dãy núi Alps của Thụy Sĩ gồ ghề, đỉnh núi đá và cây xanh cùng thung lũng xanh phía dưới. Kết nối các trung tâm văn hóa và kinh tế lớn như Zurich, Milan và Turin qua dãy núi là một nhiệm vụ không hề đơn giản.
Đường hầm NEAT Gotthard Base dài 57km đã được hoàn thành, nó là đường hầm dài nhất thế giới, dà hơn đường hầm Seikan của Nhật Bản hơn 3km.
Chính quyền Thụy Sĩ đã tổ chức giới thiệu với công chúng bên trong đường hầm vào hôm thứ hai, để thông báo rằng hầu hết các công việc kỹ thuật đã được hoàn thành, các tờ báo Thũy Sĩ TDG cho biết. Thử nghiệm sẽ bắt đầu vào ngày 01 tháng 10 và dự đoán sẽ đón hành khách và hàng hóa xe lửa đầu tiên vào tháng sáu năm 2016.
Vành đai đông dân cư nhất châu Âu, còn được biết đến với tên “quả chuối xanh”, trải dài từ miền bắc nước Anh về phía nam qua Hà Lan, Thụy Sĩ, Pháp, Đức và vào miền bắc Italy.
Khu vực này hầu như bằng phẳng – nơi sinh sống của hơn 111 triệu người – trừ dãy núi Alps khét tiếng của Thụy Sĩ. Đèo Gotthard đã chứng tỏ là một liên kết quan trọng giữa Thụy Sĩ và miền bắc Italy trong hằng trăm năm qua.
Đường hầm đầu tiên trên trục Gotthard kết nối giữa Zurich và Milan bằng xe lửa đưuọc hoàn thành vào năm 1882 như một liên doanh giữa Thụy Sĩ, Đức và Italy, tất cả đều được hưởng lợi dọc theo các tuyến đường bắc-nam.
Đường hầm mới này được xây dựng bởi vốn của Thụy Sĩ, với chi phí khoảng 10,3 tỷ đô la.
Đường hầm được mở vào tháng 6 năm 2016 sẽ rút ngắn hơn một giờ thời gian đi từ Zurich đến Lugano và Milan.
Xe lửa sẽ đi với tốc độ hơn 240km/h. Nó chỉ đạt được bởi đường hầm gần như bằng phẳng trong suốt chiều dài.
Từ năm 1999, gần 2.000 công nhân đã lao động ngày đêm để đào 31 triệu tấn đất đá từ dưới núi. Có hơn 2 triệu chuyến xe tải.
Sử dụng bốn máy đào hầm của Đức trên nền đá rắn với khoảng hơn 30m mỗi ngày.
Máy được làm nguội bằng nước để không bị quá nóng khi cắt qua lớp đá siêu cứng của đá phiến ma và đá granite.
Nhưng TBM không thể làm tất cả, nó là một công việc nguy hiểm. Tám công nhân đã chết trong thời gian xây dựng và đã được đặt đài tưởng niệm nhỏ bởi các đồng nghiệp.
Sau nhiều tháng đào hầm hai máy lớn đã đến trung tâm đường hầm trong tháng 10 năm 2010, tham gia phân đoạn xây dựng.
Hai đường song song, các ống đơn cách nhau khoảng 40m. Có hai đường vào đường hầm trong trường hợp khẩn cấp.
Cứ 235 m có một đoạn chéo, giống như trên hình, kết nối hai ống trong trường hợp khẩn cấp và cho phép không khí lưu thông.
Các đường hầm phải được giữ ở nhiệt độ không đổi để không làm ảnh hưởng đến chuyến tàu khi họ bước vào mùa đông băng giá từ Pháp-Thụy Sĩ.
Đường hầm quá dài đối với người lao động sử dụng xe đạp gấp nhỏ để di chuyển.
Xây dựng nền trong đường hầm đã nhanh hơn so với gia đoạn “nhàm chán” trước đó. Ngày 31 tháng 10 năm 2014, nhân kỷ niệm xây dựng nền đoạn cuối cùng họ gọi là “giấc ngủ vàng”.
Cho đến nay dự án vẫn đúng tiến độ. Thử nghiệm âm thanh, lưu thông khí và truyền tin trong đường hầm sẽ có khả năng bắt đầu từ tháng 10.
Đầu máy xe lửa được trang trí đặc biệt khi đường hầm mới hoàn thành cho các phóng viên.
Các phóng viên đã nhìn và chụp hình cái nhìn đầu tiên khi bước vào đường hầm.
Trong khi khách du lịch sẽ bớt được đáng kể thời gian trong hành trình của họ, họ chắc chắn sẽ bỏ lỡ một số cảnh nguyên sơ của dãy Alps.
Đường hầm Gotthard Base sẽ mở cửa với một lễ hội vào tháng 6 năm 2016, nhưng chỉ có 1.000 vé trong 500.000 vé tham dự lễ hội sẽ có vé cho chuyến đi đầu tiên.