Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Thật khâm phục người Thầy người bạn ... (1979 - 2015)





Bạn Tạ Hùng Phong lớp 2E

đến mời Thầy uống cafe mà Thầy bận dạy , Thầy cũng không biết chụp lén ...

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Toàn cảnh đường cao tốc nhìn từ trên cao

Những bức ảnh trên không về các nút giao thông đường cao tốc cho chúng ta cái nhìn trực quan hơn. Trước đó tôi vẫn chưa hình dung ra trông chúng như thế nào, dù với tư cách là một người Houston chính gốc,  tôi đã quen với những công trình hoàn mỹ. Houston có những con dốc cao nhất, xa lộ rộng nhất và các nút giao thông phức tạp nhất ở Mỹ, như chúng tôi vẫn gọi vui rằng đó là bát mỳ spaghetti. Bạn gặp vấn đề với cái bụng của mình như thế nào thì khi lên tới đỉnh của những con dốc đó bạn cũng sẽ có cảm giác tương tự.
150506-andrew-highways-07-990x450
Luszyk vẫn chưa chụp ảnh các nút giao thông ở Houston nhưng anh ấy nói rằng đó sẽ là điểm ưu tiên hàng đầu. Những chiếc xe trở nên nhỏ bé và bất động khiến những bức ảnh của Luszyk càng chân thực. Chúng miêu tả một trong những cảnh tượng ít gặp với ánh nắng giữa buổi chiều chói chang. Những bức ảnh nằm trong sê-ri “Đường cao tốc”. Gần đây Luszyk đã có những chia sẻ thú vị về dự án của mình.
150506-andrew-highways-06
Nút giao thông I-787 Connector/I-787 ở Albani, New York
JANNA DOTSCHKAL: Anh bắt đầu dự án này từ khi nào?
PETER ANDREW LUSZTYK: Tôi vẫn còn nhớ phim hoạt hình bác sĩ Seuss tôi đã xem lúc nhỏ. Nó miêu tả những tuyến đường cao tốc chạy đan xen qua những con dốc con chót vót tạo nên công trình khổng lồ theo hình xoắn ốc. Cũng thời gian đó tôi có dịp tới sân bay Pearson ở Toronto và trông thấy nút giao thông 401. Tôi tự nhủ: “hóa ra điều đó là có thật”. Năm 2008, tôi có người bạn đang tập lái máy bay, cậu ấy đã cho tôi theo cùng và tôi đã chụp những bức hình đầu tiên trong sê-ri này.
150506-andrew-highways-09
Nút giao thông cao tốc Black Canyon/HWY 101 ở Phoenix, Arizona
150506-andrew-highways-03
Nút giao thông cao tốc Santa Ana/Riverside ở Los Angeles, California
JANNA: Tại sao anh lại có hứng thú với những nút thắt giao thông? Anh thấy chúng như thế nào?
PETER: Điều cuốn hút tôi là chúng trông rất phức tạp nhưng lại có tổ chức, đồ sộ nhưng bình thường thì chúng ta lại không hình dung ra được. Tôi mất nhiều thời gian để xem xét trên Google Earth.
JANNA: Anh chụp ở trên không như thế nào? Anh thường bay ở độ cao bao nhiêu?
PETER: Tôi sử dụng một chiếc trực thăng cỡ nhỏ. Chiếc R22 là lựa chọn hợp lý bởi giá thuê khá rẻ, dễ điều khiển và có thể đóng mở các cửa. Có vài nơi giá thuê trực thăng đắt hơn thì tôi chọn chiếc Cessna. Tôi thường bay ở độ cao 300m đến 500m nhưng có thể thay đổi tùy theo kích thước nút giao thông và độ cao cấm bay.
150506-andrew-highways-10
Nút giao thông cao tốc Papago/Red Mountain ở Phoenix, Arizona
150506-andrew-highways-05
Nút giao thông I-696/Mound Road ở Detroit, Michigan
JANNA: Anh thấy thú vị với điểm giao thông nào nhất?
PETER: Có lẽ là nút thắt ở thành phố Detroit bởi nó rất hoành tráng nhưng lại cực kỳ vắng vẻ. Cũng có một vài nơi thú vị khác với kích thước nhỏ hơn như Amarillo, Jacksonville và Albany.
150506-andrew-highways-04
Nút giao thông I-40/HWY87 ở Amarillo, Texas
150506-andrew-highways-01
Nút giao thông I-10/I-110 ở Los Angeles, California
JANNA: Anh sử dụng kĩ thuật chụp như thế nào? Anh mong muốn điều kiện ánh sáng ra làm sao?
PETER: Tôi đã học được cách hy sinh ISO thấp để tăng tốc độ cửa chập. Bức ảnh bị nhiễu nhiều nhưng sẽ dễ dàng hơn. ĐIều này rất quan trọng bởi vì tại cùng một thời điểm tôi phải chụp sê-ri các bức ảnh, như vậy chất lượng sẽ tốt hơn.
Tôi thích ánh nắng đổ. Lúc hoàng hôn, bóng đổ dài giúp thể hiện chi tiết cấu trúc của những công trình đó. Đôi khi tôi dừng chân tại một địa điểm trong vài giờ để có thể nắm bắt điều kiện sáng lý tưởng. Cần phải kiên trì như vậy để mang lại những bức ảnh chân thực nhất. Tôi nghĩ nếu chụp ảnh với cùng ý tưởng và điều kiện sáng như nhau thì sẽ mất hết sự thú vị.
150506-andrew-highways-08
Nút giao thông Décarie ở Montreal, Quebec
150506-andrew-highways-02
Nút giao thông I-10/I-101 ở Los Angeles, California
JANNA: Anh cảm thấy ra sao khi đang ở trên một nút giao thông?
PETER: Có những thời điểm khá mệt mỏi khi bạn nhìn các vật thể chuyển động từ trên cao. Điều đó khiến bạn hoa mắt chóng mặt khi phải tác nghiệp nhiều giờ liền. Trực thăng bay theo quỹ đạo, mặt đất chuyển động và xe cộ di chuyển không ngừng. Khi bạn nhìn toàn cảnh qua những bức ảnh, mọi thứ dường như chậm lại, nhưng thực tế cuộc sống vẫn vận động không ngừng.

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Gặp lại bạn hiền sau ba mươi mấy năm ...

bạn hiền tên đầy đủ là Nguyễn Văn Hùng (lớp 2B # lớp 2E) đền từ  thị trần chợ Gạo ,tình Tiền Giang 




 hình chụp tại thị trấn Tầm Vu ,huyện Châu Thành ,tỉnh Long An

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Bông Cỏ May





Bông cỏ may là một sáng tác của nhạc sỹ Trúc Phương vào khoảng giữa thập niên 1960, và theo một số tư liệu mình kiếm được thì bài hát này ông sáng tác lúc ông đang là một người lính đóng quân ở Đồng Xoài.
Bài hát nói về tình cảm đôi lứa và đời lính gian khổ thời chiến. Ông cũng đã có nhiều tác phẩm ca ngợi những người lính gian khổ như: Trên 4 vùng chiến thuật, kẻ ở miền xa, ...